Bài viết

Bảo hiểm là gì? Chúng ta có nên tham gia bảo hiểm không?

Bảo hiểm là gì? Chúng ta có nên tham gia bảo hiểm không?

Bảo hiểm có lẽ là một khái niệm quá thuộc với chúng ta, nhưng không phải ai cũng hiểu đúng và đủ về thuật ngữ này. Vì vậy, thông qua bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết các thông tin trên nhé.

1. Định nghĩa bảo hiểm

Bảo hiểm là một hoạt động mà qua đó những người tham gia có quyền được hưởng các khoản trợ cấp bảo hiểm. Thông qua việc đóng góp một khoản cho mình hoặc cho người thứ 3 trong trường hợp xảy ra các rủi ro ngoài ý muốn, bảo hiểm sẽ hỗ trợ chi trả một phần nào đó. Khoản trợ cấp này do một tổ chức trả, tổ chức này có trách nhiệm đối với toàn bộ các rủi ro và đền bù các thiệt hại cho người tham gia bảo hiểm.

Nói một cách đơn giản hơn, chúng ta có thể hiểu bảo hiểm là một thỏa thuận hợp pháp mà thông qua đó người tham gia bảo hiểm sẽ chấp nhận đóng một khoản tiền nhất định (phí bảo hiểm) cho các công ty bán bảo hiểm, để đổi lấy những cam kết về khoản chi trả khi có một sự kiện trong hợp đồng xảy ra.

Bảo hiểm là một hoạt động mà qua đó những người tham gia có quyền được hưởng các khoản trợ cấp bảo hiểm.

2. Lịch sử hình thành của bảo hiểm

Hình thức đầu tiên của bảo hiểm được biết đến như một quỹ hỗ trợ, quỹ này được thành lập bởi những người có mối quan hệ trong cùng một lĩnh vực để giúp đỡ các thành viên gặp khó khăn. Hơn 4.000 năm trước Công nguyên, các thợ đá ở Ai Cập đã biết thành lập “quỹ tương trợ” để giúp đỡ nạn nhân trong các vụ tai nạn. Sau đó, vào khoảng 1.700 năm trước Công nguyên, hình thức bảo hiểm nhằm mục đích thương mại đầu tiên được tạo bởi các tổ chức chuyên nghiệp xuất hiện ở Babylon. Các hoạt động mang tính chất của bảo hiểm phát triển dần theo sự phát triển của xã hội loài người.

Từ cuối thế kỉ XVII ở Anh thì bảo hiểm hàng hải được thực hiện như một nghiệp vụ kinh doanh và đến đầu thế kỉ XVIII, nhằm đáp ứng nhu cầu lúc bấy giờ, nhiều loại hình kinh doanh bảo hiểm được ra đời như bảo hiểm hỏa hoạn, bảo hiểm thân thể,… Sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản đã thúc đẩy kinh doanh bảo hiểm có đa dạng loại hình bảo hiểm hơn, được biết lúc ấy đã có hơn 100 loại bảo hiểm và được phân thành 3 nhóm chính là bảo hiểm tài sản, bảo hiểm con người và bảo hiểm trách nhiệm.

Có thể nói, dù cho ở trong bất kì thời điểm nào thì cuộc sống của chúng ta luôn tiềm ẩn những rủi ro không thể lường trước được. Và tất cả những rủi ro ngoài ý muốn đó đều có thể khiến chúng ta không đủ thời gian để xử lý các vấn đề về tài chính. Vì thế, bảo hiểm ra đời nhằm phần nào hỗ trợ kịp thời các bất trắc có thể xảy ra. Những rủi ro sẽ được quản lý hoặc giảm thiểu ở mức độ cao hoặc thấp hơn tùy thuộc vào các hợp đồng bảo hiểm cũng như chính sách của từng công ty bảo hiểm.

3. Bảo hiểm có ở Việt Nam khi nào?

Vậy ở Việt Nam, bảo hiểm xuất hiện từ bao giờ? Không có tài liệu nào chứng minh một cách chính xác mà chỉ phỏng đoán là vào năm 1880, các Hội bảo hiểm ngoại quốc như Hội bảo hiểm Anh, Pháp, Thụy sĩ, Hoa kỳ… đã để ý đến Đông Dương. Các Hội bảo hiểm ngoại quốc đại diện tại Việt Nam bởi các Công ty thương mại lớn, ngoài việc buôn bán, các Công ty này mở thêm một Trụ sở để làm đại diện bảo hiểm. Vào năm 1926, Chi nhánh đầu tiên là của Công ty Franco-Asietique. Đến năm 1929 mới có Công ty Việt Nam đặt trụ sở tại Sài Gòn, đó là công ty Việt Nam Bảo Hiểm, nhưng chỉ hoạt động về bảo hiểm xe ô tô. Từ năm 1952 về sau, hoạt động bảo hiểm mới được mở rộng dưới những hình thức phong phú với sự hoạt động của nhiều công ty bảo hiểm trong nước và ngoại quốc. Ở miền Bắc, ngày 15/01/1965 Công ty Bảo hiểm Việt Nam (gọi tắt là Bảo Việt) mới chính thức đi vào hoạt động. Trong những năm đầu, Bảo Việt chỉ tiến hành các nghiệp vụ về hàng hải như bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo hiểm tàu viễn dương….

 4. Những loại hình bảo hiểm phổ biến

Như vậy, chúng ta có thể thấy ngành bảo hiểm có một lịch sử hình thành từ rất lâu, ra đời nhằm mục đích phục vụ nhu cầu an toàn tài chính của con người, ngày càng được củng cố và phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới. Và khi nhắc đến bảo hiểm, hầu hết chúng ta sẽ nghĩ ngay đến hai loại bảo hiểm phổ biến nhất hiện nay: bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ. ​​Tại các nước phát triển, như Mỹ, Anh hoặc Nhật Bản, tỷ lệ tham gia bảo hiểm cũng như bảo hiểm nhân thọ của người dân đạt trên 90%, góp phần rất lớn vào việc đảm bảo an sinh xã hội.

(https://thebank.vn/blog/13568-ty-le-mua-bao-hiem-nhan-tho-o-my-va-viet-nam-cach-nhau-mot-troi-mot-vuc.html)

​​Trên đây là toàn bộ thông tin tổng quan về bảo hiểm cũng như lịch sử hình thành của nó. Thông qua bài viết này mong rằng sẽ giúp mọi người có một cái nhìn rõ hơn về “bảo hiểm”.

Chia sẻ

Mục lục

Các bài liên quan