Bài viết

Những điều cần cân nhắc khi “nhảy việc” 

những điều cần lưu cân nhắc khi nhảy việc

Dân văn phòng luôn rỉ tai nhau những tháng đầu năm là mùa nhảy việc. Trước khi dứt tình với nơi cũ, bạn nên cân nhắc những điều sau.

Đầu năm là thời điểm mà ai cũng tìm kiếm những hành trình mới; trong đó có việc chuyển công ty. Theo như trang Vietnamwork, tháng 1 và 2 là lúc các nhân viên có thể cân nhắc chuyển chỗ làm; tháng 3, 4, 5 là giai đoạn hợp lý để tìm bến đỗ mới. 

Nếu bạn đã chắc chắn muốn nhảy việc, hãy lưu ý những điểm sau tại nơi làm mới, để có thể gắn bó lâu dài.

1. Chế độ bảo hiểm sức khoẻ

Đừng chăm chăm nhìn vào mức lương, những đãi ngộ khác cũng là yếu tố quan trọng để quyết định có chọn nơi mới hay không. Trong đó, chế độ bảo hiểm là hạng mục bạn cần lưu tâm. 

Bạn nên hỏi thẳng về thẻ bảo hiểm sức khoẻ mà công ty mới sử dụng cho nhân viên. Với chiếc thẻ này, bạn có thể khám chữa bệnh tại đâu, cũng như những hạng mục được bảo vệ. Một số công ty cũng rất hào phóng khi mua bảo hiểm sức khoẻ cho người thân của nhân viên. Với chế độ đãi ngộ tốt, bạn sẽ cảm thấy yên tâm công tác bởi chi phí khám chữa bệnh được gánh vác. Phân biệt bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ.

chế độ bảo hiểm sức khoẻ những điều cần lưu cân nhắc khi nhảy việc

2. Lương tháng 13 và thưởng doanh thu

Nhiều người thường nhầm lẫn rằng, cứ đi làm là có lương tháng 13. Tuy nhiên, theo luật, lương tháng 13 không phải khoản tiền bắt buộc mà công ty phải chi trả; trừ khi được ghi trong hợp đồng. Để giải đáp vấn đề này, bạn nên đọc kỹ từng hạng mục trong hợp đồng.

Bên cạnh lương tháng 13, một số công ty còn có thêm hạng mục thưởng doanh thu. Số tiền này có thể dao động từ vài triệu đến vài tháng lương, tuỳ vào tình trạng làm ăn của công ty. Dù đây là khoản tiền không cam kết nhưng số tiền có thể nhiều không tưởng. 

Vì sao nhiều người trẻ lựa chọn ‘nhảy việc’ mùa dịch.

những điều cần lưu cân nhắc khi nhảy việc

3. Đàm phán lương net hay lương gross

Lương net là tiền lương thực nhận của người lao động mỗi kỳ trả lương. Lương gross là tổng tiền lương người lao động được người sử dụng lao động chi trả mỗi kỳ trả lương. Đây cũng là mức lương hiện diện trên hợp đồng. 

Khi đàm phán mức lương, bạn nên hỏi kỹ cả hai vì số tiền chênh lệch có thể từ vài trăm đến vài triệu, tuỳ vào mức tiền lương và % đóng bảo hiểm. Không ít trường hợp nghĩ mình đang đàm phán lương net nhưng thực tế lại là lương gross. Đến tháng tài khoản “ting ting” thì phát hiện có gì đó sai sai. Do đó, sự rõ ràng ngay từ đầu về lương thưởng sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn. Việc lấn cấn chuyện tiền nong cũng phần nào ảnh hưởng đến tâm lý, khiến bạn khó thoả mãn khi làm việc. 

những điều cần lưu cân nhắc khi nhảy việc

4. Con đường thăng tiến về sau

Thị trường việc làm đầu năm luôn sôi động. Nếu chuyên môn vững, mối quan hệ rộng và kinh nghiệm dày dặn thì % bạn tìm được việc tốt là chuyện không quá khó.  

Bên cạnh lương thưởng thì các ứng viên cân nhắc đến lộ trình thăng tiến tại nơi mới. Việc thăng tiến sẽ là mục tiêu cho bạn phấn đấu cũng là thước đo để đánh giá khả năng; đây cũng là cách công ty công nhận đóng góp của . 

Không ít trường hợp làm hoài tại một công ty, giữ mãi một vị trí nhưng chẳng thể thăng tiến. Việc lên chức vụ cao hơn còn giúp lương thưởng được “bậc” cao hơn. Trong trường hợp vài ba năm nữa nhảy chỗ làm, đây sẽ là yếu tố quan trọng để bạn đàm phán với nhân sự ở nơi khác.

5. Môi trường và đồng nghiệp

Bạn chọn một công ty vì lương thưởng, đãi ngộ và công việc phù hợp. Bạn quyết định gắn bó lâu dài vì môi trường và đồng nghiệp. Không ít người thường đề cao lương thưởng, miễn lương cao thì làm, những vấn đề khác đều không ý nghĩa. Tuy nhiên, 8 tiếng mỗi ngày chạm mặt nhau, văn hoá nơi công sở không phù hợp thì xem như cả ngày chẳng thế nào vui nổi. Môi trường phù hợp sẽ là nơi để bạn cống hiến, bùng nổ khả năng tối đa. Ngoài ra, đồng nghiệp tốt không nhất thiết như bạn bè hay gia đình; nhưng sẽ là những cộng sự có thể cùng nhau phát triển vì mục tiêu chung.

Đa phần, chúng ta “nhảy việc” để tìm những cơ hội mới để phát triển và khám phá khả năng của bản thân. Dù là gì đi nữa, thay đổi công việc cũng cần có sự chuẩn bị, đắn đo kỹ lưỡng bởi đây sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu và chất lượng cuộc sống của bạn sau này.

Chia sẻ

Mục lục

Các bài liên quan