Không tìm hiểu về quản lý tài chính cá nhân , ngừng trau dồi kiến thức, dành nhiều thời gian cho những cuộc vui,… là những điều mà ai trong độ tuổi 20 cũng từng mắc phải.
1. Dành quá nhiều thời gian để vui chơi
Người trẻ luôn cho rằng thời gian của mình luôn dư dả. Không ít trong chúng ta “đốt” tiền vào những cuộc chơi, dẫn đến việc thiếu trước hụt sau khi đến cuối tháng. Lượng thời gian đó bạn có thể dành cho việc học, trau dồi thêm kiến thức. 8 Sai lầm sự nghiệp tuổi 20 mình đã tha thứ cho bản thân.
Nói như vậy là tuổi 20, chúng ta chỉ có học và làm; mà hãy sử dụng tài nguyên thời gian một cách thông minh để phát triển bản thân. Thứ nhất, độ tuổi này, chúng ta không có quá nhiều ràng buộc; đa phần đều còn độc thân nên việc học sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều. Thứ hai, những năm tháng 20 tuổi là khoảng thời gian để tìm kiếm cho mình đam mê và xây dựng sự nghiệp vững chãi. Với nhiều trải nghiệm về kiến thức sẽ giúp bạn tìm được cho mình hướng đi đúng trong tương lai.

2. Cho rằng không cần học nữa sau khi học đại học
Việc ngừng học sau khi tốt nghiệp đại học là quan niệm sai lầm. Sau khi ra trường, việc học không ngừng lại ở ghế nhà trường mà “môi trường” cũng đa dạng hơn: tự học, học kinh nghiệm từ cấp trên hay đồng nghiệp, học từ cuộc sống và mối quan hệ. Ngừng trau dồi kiến thức hay nâng cao sẽ khiến bạn “hụt hơi” trên con đường sự nghiệp. Nếu quan sát, chúng ta dễ dàng nhận ra rằng, mọi thứ đang biến chuyển rất nhanh, nhờ vào sự phát triển của công nghệ. Giữ cho mình sự cầu thị, ham học hỏi chính là bí quyết không bị hụt hơi trên hành trình cuộc sống.

3. Không làm bạn với những người giỏi hơn
Câu nói “Chọn bạn mà chơi” chưa bao giờ là sai. Nhiều bạn trẻ cảm thấy mặc cảm hay tự ti khi phải giao tiếp với người giỏi hơn. Tuy nhiên, đây sẽ là “mỏ vàng” để bạn học thêm vốn sống cũng như những điều thú vị. Ngoài ra, những người giỏi thường sẽ thành công sớm, biết nắm bắt cơ hội. Việc làm bạn với họ sẽ phần nào mang đến những trải nghiệm bổ ích, bồi dưỡng cho kiến thức của mình. Nói như vậy là lợi dụng tình cảm, bất kỳ mối quan hệ nào cũng cần được xây dựng sự chân thành và hỗ trợ. Nếu thiếu những điều này thì thật khó có thể nhận lại những bài học giá trị.

4. Không nghĩ đến việc quản lý tài chính cá nhân
Rất nhiều người khi bước sang tuổi 30, 40 cảm thấy hối hận vì không học cách quản lý tài chính cá nhân. Thực tế, đây là “môn học” quan trọng mà biết càng sớm càng tốt. Bạn sẽ ý thức tầm quan trọng của việc tích lũy, tiết kiệm, đầu tư và quản lý dòng tiền. Từ đây, những dự định của tương lai sẽ được đặt viên gạch đầu tiên, vững chãi và an tâm.

5. Chấp nhận an phận khi còn quá sớm
Làm mãi tại một công ty vì ngại thay đổi môi trường sẽ khiến bạn khó phát triển. Học cách đối đầu với gian nan, vượt qua thử thách sẽ giúp bạn ngày càng dày dặn và trưởng thành. Việc an phận quá sớm sẽ khiến bạn trở nên rụt rè và thụt lùi phía sau. Để không bị thay thế trong tương lai, người trẻ cần mạnh dạn và đừng ngại mất mát, hơn thua.
Nói cho cùng, cuộc sống là một hành trình trải nghiệm. Không an phận, sẵn sàng với khó khăn sẽ giúp tuổi trẻ học được nhiều điều hơn. Việc thay đổi, bắt đầu lại luôn đòi hỏi thời gian, nỗ lực, có thể khiến chúng ta sợ hãi; nhưng ở mãi trong cái kén an toàn còn có thể cướp đi những giấc mơ của chúng ta.
6. Không mua bảo hiểm
Những năm tháng tuổi 20 là giai đoạn để bạn tích lũy cho tương lai. Trong đó, việc mua bảo hiểm cũng là một cách đầu tư tài chính. Đây là sản phẩm bảo vệ sức khoẻ và túi tiền của bạn trước những tai nạn, bệnh tật. Bảo hiểm cũng là một kênh đầu tư dài hạn an toàn cho những ai chưa có nhiều kinh nghiệm. Vì sao sau Tết là khoảng thời gian lý tưởng để mua bảo hiểm?
Thêm nữa, việc mua bảo hiểm trong độ tuổi 20, bạn sẽ đóng chi phí thấp hơn. Các công ty bảo hiểm thẩm định rằng đây là giai đoạn ít rủi ro, nguy cơ tử vong thấp. Nếu mục đích mua bảo hiểm để sinh lời thì mua sớm, tiền của bạn có nhiều thời gian sinh lời. Mua khi còn trẻ sẽ giúp bạn được duyệt hồ sơ nhanh chóng và giảm thiểu được những yếu tố loại trừ.
Độ tuổi 20 là khoảng thời gian dư dả về thời gian và sức khoẻ nhưng thiếu hụt kinh nghiệm. Càng chuẩn bị sớm bao nhiêu, chúng ta lại càng an nhàn về sau. Do đó, hãy nhìn nhận mọi thứ theo chiều sâu, chọn lọc và sửa đổi để hoàn thiện bản thân.