1.  
  2. Căng thẳng trong kỳ nghỉ là gì?

Article Body Image 1

Căng thẳng trong kỳ nghỉ có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, kể cả trẻ em

Chúng ta thường có nhiều kỳ vọng xung quanh các ngày nghỉ trong năm. Nhiều người sử dụng các ngày lễ để tụ họp gia đình, gặp gỡ bạn bè, đi du lịch và tạo ra những kỷ niệm vui vẻ. Tất cả các yếu tố trên đều có thể dẫn đến căng thẳng.

2. Nguyên nhân dẫn đến căng thẳng trong kỳ nghỉ

Việc cố gắng chuẩn bị các bữa ăn để được người khác khen ngợi hoặc tạo ra những món quà hoàn hảo có thể nhanh chóng khiến chúng ta đuối sức. Việc sắp xếp thời gian để tham dự mọi bữa tiệc hoặc lo lắng vì không thể tham gia như mong muốn cũng có thể gây ra căng thẳng.

3. Triệu chứng căng thẳng trong kỳ nghỉ

Căng thẳng trong những ngày lễ có triệu chứng tương tự như căng thẳng hằng ngày và có thể ảnh hưởng đến cơ thể theo nhiều cách khác nhau. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Cảm giác lo lắng;

  • Buồn bã;

  • Đau đầu;

  • Nhức mỏi cơ thể;

  • Mất ngủ;

  • Dễ cáu gắt.

4. Kỹ năng quản lý căng thẳng trong kỳ nghỉ

Có nhiều cách để đối phó và quản lý căng thẳng trong kỳ nghỉ, nhưng việc đầu tiên cần làm chính là tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Những tình huống diễn ra hằng ngày có khiến bạn cảm thấy choáng ngợp không? Khi cảm thấy căng thẳng, hãy dừng lại và cố gắng xem xét vấn đề gì dẫn đến tâm trạng lo lắng. Sau khi đã tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến căng thẳng, bạn có thể sử dụng các mẹo hay kỹ năng quản lý căng thẳng đơn giản sau đây để hạn chế nhé!

a. Lập kế hoạch

Article Body Image 2

Lập kế hoạch cụ thể giúp chúng ta giảm bớt căng thẳng trong kỳ nghỉ lễ

Việc sắp xếp thời gian cho tất cả các hoạt động trong kỳ nghỉ có thể tương đối khó khăn với bất kỳ ai. Một số người áp lực phải hoàn thành công việc để có thể dành thời gian nghỉ ngơi cho mục đích du lịch. Vì vậy, việc lập ra một kế hoạch cho tất cả các hoạt động có thể giúp chúng ta giảm bớt căng thẳng. 

Hãy viết ra tất cả những việc cần làm, sau đó sắp xếp chúng theo thứ tự và ưu tiên thực hiện những việc quan trọng trước. Một danh sách như vậy sẽ giúp chúng ta không bỏ sót bất kỳ hoạt động nào.

b. Đặt bản thân lên hàng đầu

Hành động "cho đi" được chú ý rất nhiều trong những ngày nghỉ lễ nên chúng ta có thể dễ dàng quên đi việc bản thân cũng cần được "nhận lại" một điều gì đó. Chăm sóc tốt bản thân là một cách giúp chúng ta chăm sóc người khác dễ dàng hơn.

Do đó, kỹ năng quản lý căng thẳng tiếp theo là dành chút thời gian để làm những điều bạn thích, ví dụ như sắp xếp thời gian để tập thể dục, lên kế hoạch ăn tối ở ngoài hoặc chỉ cần vài

c. Kiểm soát tài chính

Nếu quá lo lắng về việc chi tiêu và lo sợ không biết sẽ ảnh hưởng đến bản thân thế nào sau khi kết thúc kỳ nghỉ lễ thì hãy nhìn nhận và sắp xếp lại tài chính của bản thân. Bạn có thể xây dựng một kế hoạch tài chính phù hợp và chi tiêu trong khả năng của mình. Nên nhớ tình cảm đằng sau một món quà quan trọng hơn chi phí của món quà đó.

d. Gặp bác sĩ tâm lý

Article Body Image 3

Nếu đã thử các kỹ năng quản lý căng thẳng nêu trên mà tâm trạng không được cải thiện hoặc các triệu chứng vẫn tiếp diễn sau kỳ nghỉ lễ, bạn hãy cân nhắc đến gặp bác sĩ tâm lý để được tư vấn.

Bác sĩ có thể giúp bạn xác định các yếu tố gây căng thẳng và tìm ra biện pháp phù hợp hơn để quản lý căng thẳng trong kỳ nghỉ.

Tóm lại, khi chúng ta trong trạng thái căng thẳng, điều quan trọng là phải lắng nghe những gì cơ thể và tinh thần đang nói với bạn. Hãy xem xét các biện pháp có thể làm để kiểm soát căng thẳng tốt hơn nhé!

Nguồn tham khảo: healthline.com

Trân trọng,

Đội ngũ IZIon24.