Phổ biến nhưng không phải ai cũng phân biệt được bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
1. Bảo hiểm xã hội là gì? Bảo hiểm y tế là gì?
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm y tế (bảo hiểm sức khỏe) là loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Theo đó, người mua bảo hiểm y tế sẽ được chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí thăm khám, điều trị, phục hồi sức khỏe,… nếu không may xảy ra tai nạn, ốm đau. Bảo hiểm y tế thực chất là một nội dung của bảo hiểm xã hội. Từ 1-4, người dân toàn quốc sẽ sử dụng thẻ bảo hiểm y tế mới.
Đặc biệt, cả hai sản phẩm đều có 2 loại bắt buộc và tự nguyện.
2. 6 điều khác biệt về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế
2.1. Cơ chế hoạt động
Bảo hiểm y tế sẽ bảo vệ sức khoẻ của chúng ta thông qua việc chi trả chi phí khám chữa bệnh, tiền thuốc,.. Một phần hoặc toàn bộ chi phí khám, chữa bệnh sẽ được giảm trừ ngay tại thời điểm đó.
Bảo hiểm xã hội sẽ đóng vai trò “bù đắp” cho người lao động khi bị giảm thu nhập do ốm đau, thất nghiệp hay nghỉ thai sản,… Để nhận được khoản tiền từ bảo hiểm xã hội, bạn phải thực hiện thủ tục hồ sơ đúng quy định và sẽ được chi trả theo chế độ hưởng tương ứng.
2.2. Các chế độ và quyền lợi của bảo hiểm xã hội
Hiện nay, loại hình tại Việt Nam được áp dụng cho những chế độ sau:
Trong khi đó, bảo hiểm y tế sẽ áp dụng cho việc giảm trừ chi phí khám chữa bệnh từ 80% – 100% cho các bệnh viện, cơ sở điều trị đúng tuyến.
2.3. Phương thức thanh toán
Bảo hiểm xã hội có thể được đóng tại các đại lý thu (bưu điện hoặc uỷ ban nhân xã hội, phường, thị trấn) hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội địa phương.
Bảo hiểm y tế có thể được mua tại uỷ ban nhân dân cấp xã, cơ quan bảo hiểm xã hội, đại lý thu.
2.4. Tính bắt buộc và đối tượng tham gia
Như đã nói ở trên, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế đều đang được thực hiện với hai loại hình bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện.
i) Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế bắt buộc:
Bảo hiểm xã hội bắt buộc được áp dụng đối với người lao động có quan hệ lao động (làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên); về cơ bản được thực hiện với 5 chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất; trách nhiệm đóng góp được quy định thuộc về cả người lao động và người sử dụng lao động. Xem 7 kế cắt giảm chi phí khám chữa bệnh tại đây.
Lưu ý: Trong phần đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đã bao gồm bảo hiểm y tế bắt buộc.
ii) Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế tự nguyện:
Bảo hiểm xã hội tự nguyện được áp dụng đối với những người lao động không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc; hiện đang được thực hiện với hai chế độ là hưu trí và tử tuất. Do không có quan hệ lao động theo hợp đồng nên trách nhiệm đóng góp thuộc về người lao động.
Bảo hiểm y tế tự nguyện là loại bảo hiểm mà tất cả mọi người đều có thể mua, trừ những đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc và trẻ em dưới 6 tuổi.
2.5. Thời hạn sử dụng
i) Bảo hiểm xã hội: Với từng chế độ, chúng ta sẽ có những mức thời gian khác nhau:
ii) Bảo hiểm y tế:
Đối tượng do người lao động và người sử dụng lao động đóng: Thẻ bảo hiểm y tế có giá trị kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế đến hết tháng mà đơn vị sử dụng lao động báo giảm lao động.
Đối với những người mua bảo hiểm y tế tự nguyện, thẻ có giá trị sử dụng từ ngày đóng tiền bảo hiểm y tế.
Trường hợp tham gia bảo hiểm y tế lần đầu hoặc tham gia không liên tục từ 03 tháng trở lên: Thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày nộp tiền đóng bảo hiểm y tế.
2.6. Mức đóng của từng loại bảo hiểm
i) Bảo hiểm xã hội
Trường hợp tham gia bắt buộc:
Mức đóng sẽ là 32% (tính từ 01/10/2021); trong đó, người sử dụng lao động (tức công ty, doanh nghiệp,…) đóng 21.5% và người lao động đóng 10.5%.
Trường hợp tham gia BHXH tự nguyện:
Theo Điều 87 Luật BHXH năm 2014, hằng tháng, người lao động tham gia BHXH tự nguyện sẽ phải đóng với mức sau:
Mức đóng/tháng = 22% x Mức thu nhập chọn đóng BHXH tự nguyện – Mức nhà nước hỗ trợ đóng
Trong đó:
- Mức thu nhập chọn đóng BHXH thấp nhất = Mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn.
- Mức thu nhập chọn đóng BHXH cao nhất = 20 x Mức lương cơ sở.
- Mức nhà nước hỗ trợ đóng là 30% (hộ nghèo) hoặc 25% (hộ cận nghèo) hoặc 10% (đối tượng khác) của mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn.
Với mức chuẩn nghèo nông thôn năm 2022 là 1,5 triệu đồng/tháng và mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng, mức đóng BHXH tự nguyện năm 2022 của người lao động sẽ được xác định trong khoảng sau:
ii) Bảo hiểm y tế
Mức đóng bảo hiểm y tế bắt buộc với người lao động:
Mức đóng BHYT của người lao động làm việc tại các doanh nghiệp đơn vị có mức đóng là 4,5%; mức tiền lương tham gia BHXH. Trong đó 3% do người sử dụng lao động đóng và 1,5% do người lao động đóng.
Ví dụ: Chị A đang công tác ở công ty B với mức lương cơ sở hàng tháng là 5,000,000 đồng. Như vậy, mức đóng bảo hiểm y tế bắt buộc của chị là 4.5% của 5,000,000 đồng là: 225,000 đồng/tháng. Trong đó, người sử dụng lao động đóng 3% là 150,000 đồng; chị A đóng 1.5% là 75,000 đồng.
Mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện:
Theo quy định các đối tượng tham gia BHYT tự nguyện sẽ buộc phải tham gia theo hình thức hộ gia đình. Mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình được quy định tại Điểm e, Khoản 1, Điều 7 của Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
- Người thứ nhất đóng bằng 4.5% mức lương cơ sở;
- Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;
- Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Hiện nay, mức lương cơ sở vùng là 1,490,000 đồng/tháng. Do đó mức đóng cụ thể của người tham gia BHYT hộ gia đình như sau:
Đối với nhóm do Ngân sách nhà nước đóng: Người thuộc hộ gia đình cận nghèo có mức hỗ trợ tối thiểu là 70% tiền lương cơ sở; học sinh, sinh viên; hộ gia đình làm nông, lâm, ngư, diêm, nghiệp có mức thu nhập trung bình có mức hỗ trợ tối thiểu là 30% tiền lương cơ sở.
3. Bảo hiểm xã hội có đủ bảo vệ bạn?
Bảo hiểm xã hội đủ sức bảo vệ bạn khỏi những nỗi đau kinh tế do ốm đau, tai nạn, thất nghiệp. Như vậy là đủ nhưng vẫn chưa nằm ở mức “an toàn” vì nhiều lý do:
- Không bảo vệ tài sản
- Cần thời gian dài để nhận lương hưu
- Số tiền hưu trí không đủ chu toàn cuộc sống
- Bảo hiểm y tế không chỉ trả cho nhiều loại thuốc
- Quyền lợi không được đảm bảo nếu doanh nghiệp nợ bảo hiểm
- Quy trình giải quyết chậm và cồng kềnh
Để giảm bớt rủi ro kinh tế và gánh nặng của tương lai, ta cần nhiều hơn thế. Việc đầu tư vào bảo hiểm nhân thọ hay phi nhân thọ là thiết yếu bởi bạn sẽ cảm thấy an tâm khi có bất trắc xảy ra. Tương lai là điều không thể kiểm soát. Nhưng từ bây giờ, bạn đã có thể lên kế hoạch cho một cuộc sống dễ dàng hơn.