Ung thư, căn bệnh quái ác, luôn là nỗi ám ảnh lớn đối với sức khỏe con người. Trong hành trình chống lại ung thư, xạ trị nổi lên như một trong những phương pháp điều trị chủ đạo, mang đến hy vọng cho nhiều bệnh nhân. 

Tuy nhiên, trước khi quyết định bước vào liệu trình xạ trị, việc hiểu rõ "xạ trị ung thư là gì?" và những điều cần biết là vô cùng quan trọng. Bài viết này IZIon24 sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về phương pháp điều trị này, giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất cho hành trình chiến đấu với ung thư.

1. Xạ trị ung thư là gì?

Xạ trị ung thư là phương pháp điều trị sử dụng bức xạ ion hóa, như tia X, tia gamma hoặc proton, nhằm tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư. Bằng cách phá vỡ DNA của tế bào ung thư, xạ trị ngăn chặn chúng tiếp tục phân chia và phát triển, giúp kiểm soát hoặc loại bỏ khối u.

2. Quy trình thực hiện xạ trị ung thư

Article Body Image 1Quy trình thực hiện xạ trị ung thư là một chuỗi các bước khoa học, nhằm đảm bảo tiêu diệt tế bào ung thư hiệu quả.

Xạ trị là một phương pháp điều trị quan trọng trong chữa bệnh ung thư, giúp tiêu diệt tế bào ung thư trong khi giữ lại tối đa tế bào khỏe mạnh. Quá trình xạ trị gồm các bước quan trọng sau:

2.1 Bước 1: Thăm khám và tư vấn trước xạ trị

Lần thăm khám đầu tiên giúp bác sĩ xác định chính xác tình trạng bệnh nhân và lậu ra phác đồ điều trị phù hợp. Trong buổi khám, bác sĩ sẽ:

  • Xem xét tiền sử bệnh tật.

  • Đánh giá các biểu hiện lâm sàng.

  • Phân tích kết quả xét nghiệm, chụp chiếu.

  • Giải thích quy trình xạ trị, bao gồm thời gian, tần suất điều trị, những việc cần chuẩn bị và nguy cơ biến chứng.

2.2 Bước 2: Chụp CT mô phỏng

Chụp CT mô phỏng giúp xác định vị trí chính xác của khối u và các cơ quan xung quanh. Trong quá trình chụp, bệnh nhân sẽ được để ở tư thế giống khi tiến hành xạ trị. Kỹ thuật viên sẽ:

  • Sử dụng gối, mặt nạ, bàn kê để đảm bảo đúng tư thế.

  • Đánh dấu tạm thời hoặc xăm nhỏ trên da bệnh nhân để xác định vị trí cần xạ trị.

2.3 Bước 3: Xây dựng hình ảnh 3D

Từ kết quả chụp CT, bác sĩ và kỹ sư vật lý sẽ dựng hệ thống mô phỏng 3D để vẽ lại vị trí khối u và các cơ quan quan trọng. Việc này giúp tối ưu hóa vùng chiếu xạ, tăng hiệu quả điều trị và giảm tác dụng phụ.

2.4 Bước 4: Lập kế hoạch điều trị

Bác sĩ và kỹ sư vật lý xây dựng kế hoạch chi tiết, bao gồm:

  • Liều lượng bức xạ.

  • Số buổi xạ trị.

  • Thời gian điều trị.

  • Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân.

2.5 Bước 5: Tiến hành xạ trị

Khi bắt đầu xạ trị, bệnh viện sẽ thông báo thời gian điều trị. Buổi đầu tiên thường dài hơn để bác sĩ kiểm tra và đảm bảo tất cả các thiết lập đã đúng.

Xạ trị ung thư là quá trình phức tạp, đòi hỏi bệnh nhân phối hợp chặt chẽ với bác sĩ để đạt hiệu quả cao nhất trong điều trị.

3. Xạ trị ung thư có tác dụng phụ gì không?

Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư hiệu quả, nhưng có thể gây ra một số tác dụng phụ, tùy thuộc vào vùng điều trị và liều lượng bức xạ. Dưới đây là những tác dụng phụ phổ biến:

  • Da bị kích ứng: Ngứa, khô, phát ban, phồng rộp, sẫm màu.

  • Mệt mỏi: Cảm giác kiệt sức kéo dài suốt quá trình điều trị.

  • Rụng tóc: Chỉ xảy ra ở vùng bị chiếu xạ.

  • Khô miệng, viêm họng: Ảnh hưởng đến vị giác và sản xuất nước bọt.

  • Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, tiêu chảy nếu xạ trị vùng bụng.

  • Vấn đề hô hấp: Ho, khó thở nếu xạ trị vùng ngực.

  • Rối loạn tình dục: Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và ham muốn tình dục.

  • Nguy cơ ung thư thứ phát: Tiếp xúc phóng xạ có thể làm tăng nguy cơ ung thư mới.

Các tác dụng phụ này có thể giảm dần sau khi kết thúc điều trị. Người bệnh cần theo dõi sức khỏe và tuân thủ hướng dẫn từ bác sĩ để giảm thiểu ảnh hưởng.

4. Các loại ung thư thường được chỉ định xạ trị

Article Body Image 2Xạ trị thường được chỉ định cho các loại ung thư để kiểm soát bệnh và cải thiện chất lượng sống.

Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư phổ biến với mục tiêu chữa khỏi, kiểm soát hoặc giảm nhẹ bệnh. Phương pháp này có thể được áp dụng trước phẫu thuật để thu nhỏ khối u hoặc sau phẫu thuật để tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại. Ngoài ra, xạ trị cũng giúp giảm triệu chứng chảy máu hoặc tắc nghẽn cơ quan nội tạng.

4.1 Xạ trị để chữa khỏi ung thư

Ở giai đoạn đầu (giai đoạn 1, 2, đầu giai đoạn 3), xạ trị có thể giúp chữa khỏi bệnh, đặc biệt với các loại ung thư như:

  • Ung thư vòm họng

  • Ung thư cổ tử cung

  • Xạ trị ung thư tuyến giáp

  • Ung thư dạ dày

  • Ung thư thực quản

  • Ung thư trực tràng

Với những khối u được phát hiện sớm, xạ trị có thể thay thế phẫu thuật, giúp bảo toàn chức năng cơ thể và hạn chế xâm lấn.

4.2 Xạ trị để kiểm soát và giảm nhẹ bệnh

Ở giai đoạn muộn (sau giai đoạn 3, giai đoạn 4), xạ trị giúp kiểm soát bệnh, giảm đau và cải thiện chất lượng sống. Các loại ung thư thường được chỉ định xạ trị trong trường hợp này gồm:

  • Xạ trị ung thư gan

  • Xạ trị ung thư phổi

  • Ung thư tiền liệt tuyến

  • Ung thư xương

  • Xạ trị ung thư đại tràng

Ngoài ra, xạ trị ung thư vú cũng giúp kéo dài sự sống cho bệnh nhân ung thư vú, đặc biệt khi phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

>>> Xem ngay Bảo hiểm Ung thư Vú trên ứng dụng IZIon24.

5. Các câu hỏi liên quan đến xạ trị ung thư

Xạ trị ung thư là một phương pháp điều trị phổ biến, nhưng cũng kéo theo nhiều thắc mắc từ phía bệnh nhân và người thân. 

5.1 Xạ trị ung thư phổi sống được bao lâu?

Tuổi thọ sau xạ trị ung thư phổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn bệnh, thể trạng bệnh nhân và phác đồ điều trị. Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể kéo dài thời gian sống.

5.2 Xạ trị ung thư bao nhiêu tiền?

Chi phí xạ trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại ung thư, phương pháp xạ trị, số buổi thực hiện và cơ sở y tế điều trị. Ngoài chi phí xạ trị, bệnh nhân còn cần tính toán các khoản chi phí viện phí, thuốc men, xét nghiệm và theo dõi sau điều trị.

5.3 Ung thư có nên xạ trị không?

Xạ trị là phương pháp điều trị quan trọng, giúp tiêu diệt tế bào ung thư, thu nhỏ khối u và kiểm soát bệnh. Việc có nên xạ trị hay không phụ thuộc vào loại ung thư, giai đoạn bệnh và chỉ định của bác sĩ. Trong nhiều trường hợp, xạ trị giúp tăng cơ hội khỏi bệnh hoặc kéo dài sự sống cho bệnh nhân.

Xạ trị ung thư là một phương pháp điều trị quan trọng trong cuộc chiến chống lại ung thư. Hãy trao đổi thẳng thắn với bác sĩ chuyên khoa để hiểu rõ về quy trình, lợi ích, rủi ro và cách chăm sóc bản thân trong suốt quá trình điều trị. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng về cả thể chất lẫn tinh thần sẽ giúp bạn đối mặt với quá trình xạ trị một cách tự tin và hiệu quả hơn.

Trân trọng,

Đội ngũ IZIon24.